Thị trường ngày 03/05:

Thị trường ngày 03/05:

Dầu thô lao dốc mạnh vì lo lắng nguồn cung tăng trong khi vàng kém hấp dẫn nhà đầu tư khi Fed không tăng lãi suất.

Dầu giảm gần 3% do lo lắng về dư cung

Dầu thô Mỹ mất gần 3% trong phiên đêm qua do thị trường lo lắng dư cung khi các lệnh trừng phạt gia tăng của Mỹ với Iran có tác động ít hơn so với dự kiến và dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh.

Dầu thô Tây Texas WTI đóng cửa giảm 1,79 USD hay 2,8% xuống 61,81 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 1,43 USD/thùng hay 2% xuống 70,75 USD/thùng.

Tâm lý thị trường theo xu hướng dầu giảm giá khi việc thay đổi chính sách của Mỹ với Iran ít có tác động ngay so với lo sợ ban đầu. Trung Quốc đã phản đối Mỹ về các lệnh trừng phạt Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết không thể thay thế hàng nhập khẩu của Iran một cách dễ dàng, kêu gọi Washington xem xét lại động thái này.

Giá dầu trước đó được hỗ trợ bởi khủng hoảng chính trị tại Venezuela, các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn của Mỹ với Iran và việc cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Tâm lý tăng giá bị xói mòn do dự trữ dầu thô Mỹ mạnh cho thấy thị trường này được cung cấp tốt. Số liệu từ chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017 do sản lượng cao kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày.

Ở Đông Âu, các nước đã đảm bảo nguồn cung cấp để bù cho việc dừng nhập khẩu do ô nhiễm.

Bộ Năng lượng Ba Lan cho biết đã quyết định giải phóng kho dự trữ dầu bắt buộc để đảm bảo sản lượng tại các nhà máy lọc dầu địa phương, sau khi dừng phân phối dầu bị ô nhiễm từ Nga trong tháng 4/2019. Belarus cho biết dầu sạch đã tới thông qua đường ống Druzhba từ Nga.

Bất chấp mong muốn tiếp tục cắt giảm sản lượng của nhiều thành viên OPEC, tổ chức này cuối cùng có thể buộc phải hành động để đáp ứng nhu cầu khi thị trường dầu đã tăng hơn 30% trong năm nay.

Nga gửi tín hiệu về khả năng tăng sản lượng. Trong tháng 4/2019, sản lượng của quốc gia này giảm so với tháng trước đó nhưng vẫn cao hơn hạn ngạch của OPEC.

Vàng giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất hơn 4 tháng trong phiên qua, do Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ tắt đi những dự đoán cắt giảm lãi suất trong ngắn hạn và do nhu cầu vàng dịu đi.

Vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.270,22 USD/ounce, trong đầu phiên giá giảm xuống 1.265,85 USD, thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2018. Vàng kỳ hạn trên sàn Comex đóng cửa giảm 1% xuống 1.272 USD/ounce.

Phù hợp với dự đoán của hầu hết các nhà đầu tư, Fed đã giữ lãi suất không đổi trong cuộc họp chính sách vừa qua. Tuy nhiên, giới đầu tư bất ngờ khi ngân hàng trung ương Mỹ nhấn mạnh không có lý do thuyết phục để xem xét cắt giảm lãi suất sớm, với lý do việc làm và tăng trưởng kinh tế đang đi lên. Lãi suất cao làm tăng chi phí giữ vàng và xu hướng tăng giá đồng USD.

Cũng gây áp lực với vàng là USD tăng 0,1% so với các đồng tiền đối thủ do phát biểu của Fed, khiến vàng trở nên đắt đỏ so với các nhà đầu tư giữ các đồng tiền khác.

Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ số liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ công bố vào ngày 3/5. Các nhà kinh tế trong thăm dò của Reuters dự đoán số liệu việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp tăng 185.000 việc trong tháng 4/2019.

Kẽm thấp nhất 1,5 tháng

Giá kẽm xuống thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2019 do lo lắng về nhu cầu toàn cầu và dự trữ tăng, nhưng các kim loại khác có hỗ trợ từ hy vọng rằng một thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung sẽ đạt được.

Các nhà đầu tư lo lắng sau khi số liệu ngày 30/4 cho thấy tăng trưởng sản xuất tại Trung Quốc (quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới) bất ngờ chậm lại trong tháng 4/2019, trong khi một khảo sát ngày 2/5 cho thấy hoạt động sản xuất khu vực eurozone thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp.

Giá kẽm trên sàn giao dịch kim loại London đóng cửa giảm 1,5% xuống 2.731 USD/tấn sau khi chạm 2,717 USD, thấp nhất kể từ ngày 11/3/2019.

Dự trữ kẽm trên sàn LME tăng lên 88.750 tấn, cao nhất kể từ ngày 15/2/2019 và tăng 70% trong 3 tuần qua. Công ty Hindustan Zinc của Ấn Độ, công ty khai thác kẽm lớn thứ hai thế giới dự kiến sản lượng của họ tăng trong năm 2019/20 sau khi giảm trong năm tài chính trước đó.

Giá các kim loại khác được hỗ trợ từ một báo cáo Mỹ và Trung Quốc đang gần tới thỏa thuận. Giá đồng LME giảm 1,1% xuống 6.167 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 15/2/2019. Giá đóng cửa dưới mức trung bình 200 ngày tại 6.192 USD có thể dẫn tới xu hướng giảm tiếp.

Đường tăng giá nhẹ

Đường thô kỳ hạn tháng 7/2019 chốt phiên tăng 0,02 US cent hay 0,2% lên 12,23 US cent/lb. Hợp đồng này đã giảm xuống 12,1 US cent trong ngày 1/5, thấp nhất kể từ ngày 4/1/2019. Trong năm nay giá đường vẫn giao dịch trong biên độ 12 – 13 cent.

Ngân hàng Commerzbank cho biết đồng real của Brazil suy yếu và thị trường vẫn được cung cấp dồi dào không cho phép giá đường tăng hiện nay.

Đồng real yếu cải thiện hàng hóa định giá bằng USD và có thể khuyến khích nhà sản xuất bán ra.

Các đại lý cũng lưu ý những lo ngại về nhu cầu chậm chạp đã đẩy thị trường vào thế phòng thủ.

Đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn ICE giảm 2,1 USD hay 0,6% xuống 329,60 USD/tấn.

Giá gạo Thái Lan tăng, nhu cầu yếu khiến giá tại Ấn Độ giảm

Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan tăng trong tuần này do nhu cầu tăng trong khi khách mua yếu hơn ảnh hưởng tới giá tại Ấn Độ.

Giá gạo Thái Lan 5% tấm tăng lên 385 – 402 USD/tấn trong ngày 2/5, FOB Bangkok, so với 385 – 388 USD/tấn một tuần trước.

Nhu cầu tăng sau khi giá giảm trong tuần trước. Nhu cầu trong tháng 5/2019 dự kiến vẫn ổn định vì người Hồi giáo sẽ nhịn ăn trong tháng Ramadan, trước khi khôi phục trong nửa cuối năm nay. Các nước Trung Đông là một trong những khách mua hàng đầu từ Thái Lan, quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm tuần thứ 4 liên tiếp xuống khoảng 373 – 376 USD/tấn so với 375 – 378 USD/tấn trong tuần trước.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong niên vụ 2018/19 giảm 7,2% so với niên vụ trước, xuống 11,95 triệu tấn do nhu cầu yếu với gạo phi basmati từ Bangladesh và các nước Châu Phi. Các nhà xuất khẩu cho biết việc Trung Quốc tích cực bán hàng tồn kho cũ cho khách hàng Châu Phi cũng gây áp lực lên giá.

Tại Việt Nam giá gạo 5% tấm khá ổn định tại 365 USD/tấn do các thị trường đóng cửa nghỉ lễ từ thứ hai tới thứ tư. Tổng cục thống kê cho biết xuất khẩu gạo từ Việt Nam trong tháng 4/2019 được dự báo giảm 10,6% so với tháng 3/2019 xuống 620.000 tấn.

Bangladesh, nhà sản xuất lớn thứ 4 sẽ xem xét lệnh cấm xuất khẩu gạo trong vài tuần sau khi vụ thu hoạch lúa mùa hè kết thúc.

Cà phê Châu Á: Giá giảm tại Việt Nam, mức cộng nới rộng tại Indonesia

Giá cà phê tại Việt Nam giảm nhẹ trong tuần này, khiến nông dân không bán ra, trong khi mức cộng của Indonesia với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2019 nới rộng.

Nông dân tại Tây Nguyên, khu vực trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, đã bán cà phê ở mức 30.300 – 31.000 đồng/kg trong ngày 2/5/2019 so với 30.500 -31.400 đồng/kg một tuần trước.

Các thương nhân tại Việt Nam đã chào bán cà phê robusta loại 2 với 5% hạt đen và vỡ ở mức trừ lùi 45 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn ICE.

Tổng cục thống kê quốc gia cho biết xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 4/2019 có thể giảm 14,4% so với một năm trước xuống 140.000 tấn.

Thương nhân này cho biết “xuất khẩu sụt giảm từ Việt Nam trong tháng 4/2019 dường như không có bất kỳ tác động nào với giá toàn cầu do các nguồn cung từ Brazil vẫn mạnh”.

Trong khi đó, tại Indonesia mức cộng đối với robusta loại 4 khiếm khuyết 80 tăng lên 170 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2019 trong ngày 2/5/2019 một tuần trước mức cộng này là 130 USD/tấn.

Số liệu của chính quyền địa phương của Indonesia cho thấy xuất khẩu từ Lampung giảm 49% trong tháng 4/2019 so với một năm trước xuống 4.326,3 tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 03/05


Tin liên quan khác